Đây là bước quan trọng nhất quyết định ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử của bạn thành công hay thất bại. Nghiên cứu thị trường không chỉ giúp bạn hiểu thực trạng thị trường bạn muốn tham gia, xem xét những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp có thể đối mặt mà còn hiểu chi tiết về đối thủ cạnh tranh, xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Từ đó, xác định rõ những người sẽ mua sản phẩm của bạn, giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Thông tin kiến thức để khởi nghiệp cùng thương mại điện tử
Nơi chia sẻ thông tin, kiến thức chuyên sâu giúp các thương hiệu, doanh nghiệp và nhà bán hàng có thể khởi nghiệp và phát triển khi kinh doanh thương mại điện tử. Tại đây bạn có thể cập nhật các thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ trong việc quản lý bán hàng, sản phẩm, thông tin thị trường cũng như xu thế phát triển e-commerce tại Việt Nam và trên thế giới
Đăng ký thông tin9 BƯỚC ĐỂ BẮT ĐẦU KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Xây dựng mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực vào đúng nơi, có cơ sở để đánh giá hiệu quả và thúc đẩy động lực giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc.
Bạn có thể đặt mục tiêu theo công thức SMART gồm Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả quan), Relevant (Tính thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian).
Đặt mục tiêu càng cụ thể càng cho bạn biết được chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.
Bạn có thể nhập hàng đã sản xuất có sẵn trên thị trường hoặc tự sản xuất để tạo ra những sản phẩm theo mục tiêu kinh doanh, kiểm soát chất lượng tốt hoặc nhập hàng từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước để tiết kiệm chi phí và thời gian. Khi tìm kiếm nguồn hàng, hãy ưu tiên các nhà cung cấp uy tín, chất lượng sản phẩm tốt và có chính sách hợp tác rõ ràng. Đồng thời, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như ngân sách, chất lượng sản phẩm, số lượng, thời gian giao hàng và chính sách đổi trả.
Kinh doanh thương mại điện tử có vô vàn nhà bán lẻ và doanh nghiệp hoạt động, vì thế mà xây dựng thương hiệu là một phần không thể thiếu giúp tạo ra sự khác biệt. Thương hiệu giúp khách hàng ghi nhớ, quay lại mua hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và đòi hỏi có sự kiên trì. Bạn có thể sử dụng nhiều cách để quảng cáo thương hiệu của mình như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, tạo sự ảnh hưởng, xây dựng kết nối bền chặt với khách hàng tiềm năng, thực hiện quảng cáo thường xuyên, đầu tư content quảng cáo,… Nếu bạn sử dụng đúng cách và hiệu quả, bạn sẽ có một thương hiệu mạnh mẽ, giúp bạn thành công trong thương mại điện tử.
Bạn cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử để kinh doanh, mỗi nền tảng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau vì vậy bạn cần lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô, chiến lược của doanh nghiệp. Các kênh eCommerce phổ biến tại Việt Nam gồm e-Com Platform (Sàn thương mại điện tử) như Lazada, Tiki, Shopee, Amazon; Website thương mại điện tử của thương hiệu; Social Commerce (Thương mại xã hội) như Tik Tok Shop, Facebook Shop;Quick Commerce (thương mại giao nhanh) như Grab Food, Bee Food, Shopee Food; e-Commerce B2B Platform (Sàn thương mại điện tử B2B) như Telio, Vinshop và Ninja Mart, SaboMal….
Sau khi đã lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp có 2 lựa chọn về nguồn lực để xây dựng: Tự xây dựng đội ngũ in-house hoặc sử dụng dịch vụ từ các nhà phát triển.
Dù bạn lựa chọn kinh doanh trên một hay nhiều nền tảng, sử dụng nguồn lực như thế nào thì cũng lưu ý thiết kế giao diện bắt mắt, thân thiện, dễ sử dụng, cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, hình ảnh chất lượng, bảng giá rõ ràng,…
Việc thiết lập các phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng có thể hoàn tất quá trình mua hàng trên cửa hàng trực tuyến của bạn. Một phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như chuyển khoản, cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, thẻ/ví riêng của thương hiệu,…
Để phát triển kinh doanh thương mại điện tử thì việc xây dựng một quy trình Fulfillment toàn trình, chuyên nghiệp từ những khâu nhập hàng, kiểm tra hàng, lưu kho, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, giao hàng, xử lý yêu cầu sau bán hàng là điều cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu sai sót, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Sẽ có nhiều cách để thực hiện quy trình Fulfillment, bạn có thể tự xây dựng một quy trình Fulfillment cho riêng doanh nghiệp hoặc có thể Outsourced bên ngoài. Tùy thuộc vào năng lực, quy mô, định hướng doanh nghiệp mà bạn có thể chọn cách phù hợp nhất.
Bằng cách xây dựng và liên tục cải tiến quy trình chăm sóc khách hàng, xây dựng hệ thống CRM, cùng với việc đầu tư vào một tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh, doanh nghiệp không chỉ xử lý nhanh chóng các khiếu nại, hoàn/trả hàng mà còn tạo dựng được những mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Việc nắm bắt sâu sắc nhu cầu và hành vi của khách hàng thông qua CRM giúp doanh nghiệp xây dựng những chiến lược tiếp thị cá nhân hóa hiệu quả, từ đó tăng cường tương tác và lòng trung thành của khách hàng.
Muốn kinh doanh thương mại điện tử thành công, bạn cần có một “bản đồ chỉ đường” rõ ràng. Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh thường xuyên chính là “la bàn” giúp bạn định hướng đúng đắn. Bằng cách theo dõi sát sao bạn có thể nhận biết sớm các vấn đề, điều chỉnh kịp thời.
9 BƯỚC ĐỂ BẮT ĐẦU KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước quan trọng nhất quyết định ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử của bạn thành công hay thất bại. Nghiên cứu thị trường không chỉ giúp bạn hiểu thực trạng thị trường bạn muốn tham gia, xem xét những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp có thể đối mặt mà còn hiểu chi tiết về đối thủ cạnh tranh, xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Từ đó, xác định rõ những người sẽ mua sản phẩm của bạn, giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh
Xây dựng mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực vào đúng nơi, có cơ sở để đánh giá hiệu quả và thúc đẩy động lực giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc.
Bạn có thể đặt mục tiêu theo công thức SMART gồm Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả quan), Relevant (Tính thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian).
Đặt mục tiêu càng cụ thể càng cho bạn biết được chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.
Bước 3: Sản xuất hoặc nhập hàng
Bạn có thể nhập hàng đã sản xuất có sẵn trên thị trường hoặc tự sản xuất để tạo ra những sản phẩm theo mục tiêu kinh doanh, kiểm soát chất lượng tốt hoặc nhập hàng từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước để tiết kiệm chi phí và thời gian. Khi tìm kiếm nguồn hàng, hãy ưu tiên các nhà cung cấp uy tín, chất lượng sản phẩm tốt và có chính sách hợp tác rõ ràng. Đồng thời, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như ngân sách, chất lượng sản phẩm, số lượng, thời gian giao hàng và chính sách đổi trả.
Bước 4: Xây dựng thương hiệu
Kinh doanh thương mại điện tử có vô vàn nhà bán lẻ và doanh nghiệp hoạt động, vì thế mà xây dựng thương hiệu là một phần không thể thiếu giúp tạo ra sự khác biệt. Thương hiệu giúp khách hàng ghi nhớ, quay lại mua hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và đòi hỏi có sự kiên trì. Bạn có thể sử dụng nhiều cách để quảng cáo thương hiệu của mình như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, tạo sự ảnh hưởng, xây dựng kết nối bền chặt với khách hàng tiềm năng, thực hiện quảng cáo thường xuyên, đầu tư content quảng cáo,… Nếu bạn sử dụng đúng cách và hiệu quả, bạn sẽ có một thương hiệu mạnh mẽ, giúp bạn thành công trong thương mại điện tử.
Bước 5: Xây dựng hệ thống kênh bán hàng
Bạn cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử để kinh doanh, mỗi nền tảng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau vì vậy bạn cần lựa chọn sao cho phù hợp với quy mô, chiến lược của doanh nghiệp. Các kênh eCommerce phổ biến tại Việt Nam gồm e-Com Platform (Sàn thương mại điện tử) như Lazada, Tiki, Shopee, Amazon; Website thương mại điện tử của thương hiệu; Social Commerce (Thương mại xã hội) như Tik Tok Shop, Facebook Shop;Quick Commerce (thương mại giao nhanh) như Grab Food, Bee Food, Shopee Food; e-Commerce B2B Platform (Sàn thương mại điện tử B2B) như Telio, Vinshop và Ninja Mart, SaboMal….
Sau khi đã lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp có 2 lựa chọn về nguồn lực để xây dựng: Tự xây dựng đội ngũ in-house hoặc sử dụng dịch vụ từ các nhà phát triển.
Dù bạn lựa chọn kinh doanh trên một hay nhiều nền tảng, sử dụng nguồn lực như thế nào thì cũng lưu ý thiết kế giao diện bắt mắt, thân thiện, dễ sử dụng, cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm, hình ảnh chất lượng, bảng giá rõ ràng,…
Bước 6: Thiết lập các phương thức thanh toán thương mại điện tử
Việc thiết lập các phương thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng có thể hoàn tất quá trình mua hàng trên cửa hàng trực tuyến của bạn. Một phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như chuyển khoản, cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử, thẻ/ví riêng của thương hiệu,…
Bước 7: Xây dựng quy trình Fulfillment
Để phát triển kinh doanh thương mại điện tử thì việc xây dựng một quy trình Fulfillment toàn trình, chuyên nghiệp từ những khâu nhập hàng, kiểm tra hàng, lưu kho, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, giao hàng, xử lý yêu cầu sau bán hàng là điều cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu sai sót, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Sẽ có nhiều cách để thực hiện quy trình Fulfillment, bạn có thể tự xây dựng một quy trình Fulfillment cho riêng doanh nghiệp hoặc có thể Outsourced bên ngoài. Tùy thuộc vào năng lực, quy mô, định hướng doanh nghiệp mà bạn có thể chọn cách phù hợp nhất.
Bước 8: Chăm sóc khách hàng và cải thiện trải nghiệm mua hàng
Bằng cách xây dựng và liên tục cải tiến quy trình chăm sóc khách hàng, xây dựng hệ thống CRM, cùng với việc đầu tư vào một tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh, doanh nghiệp không chỉ xử lý nhanh chóng các khiếu nại, hoàn/trả hàng mà còn tạo dựng được những mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Việc nắm bắt sâu sắc nhu cầu và hành vi của khách hàng thông qua CRM giúp doanh nghiệp xây dựng những chiến lược tiếp thị cá nhân hóa hiệu quả, từ đó tăng cường tương tác và lòng trung thành của khách hàng.
Bước 9: Theo dõi và đánh giá
Muốn kinh doanh thương mại điện tử thành công, bạn cần có một “bản đồ chỉ đường” rõ ràng. Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh thường xuyên chính là “la bàn” giúp bạn định hướng đúng đắn. Bằng cách theo dõi sát sao bạn có thể nhận biết sớm các vấn đề, điều chỉnh kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
1. Tôi muốn sử dịch dịch vụ tại Fulfillment By Ubox phải làm sao?
Trả lời: Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Fulfillment, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline 0969631889 để được tư vấn. Bộ phận chuyên gia tư vấn dịch vụ sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách hàng, hỗ trợ tận tình.
2. Ngoài dịch vụ Fulfillment, Fulfillment By Ubox cung cấp những dịch vụ gì?
Trả lời: Ngoài dịch vụ Fulfillment, chúng tôi còn cung cấp đa dạng dịch vụ xử lý toàn bộ quy trình liên quan đến thương mại điện tử như: Nhập hàng và vận chuyển toàn trình từ Trung Quốc, Dropshipping, Vận hành thương mại điện tử xuyên biên giới.
3. Mạng lưới Fulfillment By Ubox đang có ở những quốc gia nào?
Trả lời: Tới năm 2024, Fulfillment By Ubox có tổng 26 kho tại các Quốc Gia như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia,…Chúng tôi có thế mạnh tại thị trường Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
4. Thời gian giao một đơn hàng của Fulfillment By Ubox khoảng bao lâu?
Trả lời: Với mạng lưới kho bãi, đối tác vận chuyển rộng khắp tại Việt Nam và Đông Nam Á, Fulfillment by Ubox có thể hoàn tất đơn hàng và giao tới người mua hàng trong 2 giờ, hoặc có thể điều chỉnh theo chính sách của các kênh bán hàng.
5. Dịch vụ của Fulfillment By Ubox phù hợp với những đối tượng khách hàng nào?
Trả lời: Dịch vụ của Fulfillment phù hợp với những nhà bán lẻ, những doanh nghiệp có mong muốn và đang kinh doanh thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
6. Kinh nghiệm hoạt động của Fulfillment By Ubox?
Trả lời: Fulfillment By Ubox với hoan 15 năm kinh nghiệm,tự hào thuộc Top 6 đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp giải phápNhập hàng – Kho vận – Fulfillment – Vận chuyển toàn trình hàng đầu từ Trung Quốc đi Đông Nam Á.
7. Chi phí sử dụng dịch vụ Fulfillment by Ubox như thế nào?
Trả lời: Chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, khối lượng và số lượng hàng hóa, kích thước, thời gian, dịch vụ và các dịch vụ đi kèm. Bạn có thể liên hệ tới Hotline 0969631889 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
8. Fulfillment By Ubox có hỗ trợ đóng gói theo yêu cầu không?
Trả lời: Nhằm nâng cao trải nghiệm Fulfillment By Ubox hoàn toàn hỗ trợ dịch vụ đóng gói sản phẩm theo yêu cầu nhằm mang đến tính cá nhân hóa cho doanh nghiệp của bạn.
9. Fulfillment By Ubox hỗ trợ nhập khẩu những loại hàng hóa nào từ Trung Quốc?
Trả lời: Fulfillment By Ubox hỗ trợ nhập khẩu đa dạng các loại hàng hóa từ Trung Quốc như từ hàng tiêu dùng, quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng trừ các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định của Pháp Luật Việt Nam.
10. Những ngành hàng được Nhà bán hàng/ Doanh nghiệp tại Việt Nam nhập nhiều nhất là gì?
Trả lời: Tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và những ngành hàng được các Nhà bán hàng/ Doanh nghiệp chọn có sự thay đổi. Năm 2024, các ngành hàng như: chăm sóc nhà cửa, đời sống, thời trang, phụ kiện điện tử, chăm sóc sức khoẻ – làm đẹp… được nhập nhiều nhất.