Bạn có kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử tại Philippines?
Đăng ký thông tinDân số
> 120 triệu người
Tiêu dùng TMĐT
> 61,88 triệu người
Tốc độ tăng trưởng
> 17%/ năm
Quy mô tới 2029
> 24 tỷ USD
Thông tin thị trường thương mại điện tử Philippines
Thị Trường Thương Mại Điện Tử Philippines
Philippines hiện đang đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á về quy mô tăng trưởng TMĐT với tỉ lệ tăng từ con số 43,03 triệu người tiêu dùng TMĐT ở năm 2020 và dự kiến bùng nổ 74 triệu người tiêu dùng vào năm 2028.
Theo một khảo sát của PPRO vào năm 2024, thị trường thương mại điện tử tại Philippines có quy mô khoảng 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 33 tỷ USD vào năm 2027. Cũng trong năm này, theo một WorldPay, ước tính thị trường thương mại điện tử của Philippines đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023, dự báo sẽ đạt 36 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16%. Điều thú vị cần lưu ý là dữ liệu của PPRO chỉ tập trung vào thương mại điện tử B2C, trong khi phương pháp luận của WorldPay bao gồm các cuộc khảo sát B2B. Điều này có thể gợi ý rằng thị trường thương mại điện tử của Philippines thậm chí còn lớn hơn dự kiến.
Đăng ký thông tinNguồn: Thống kê người tiêu dùng TMĐT của Philipines của researchandmarket.com
Các mô hình thương mại điện tử tại Philippines
B2C (Business-to-Consumer/ e-Com Platform)
Đây là nhóm các nhà bán lẻ Thương mại Điện tử (TMĐT) thuần túy, hay còn gọi là “e-Com Only / e-Com Platform” thuộc nhóm “Pure Play” như cách nhiều tập đoàn đa quốc gia thường đặt. Nghĩa là các nền tảng này chỉ có kinh doanh trên Online, hoàn toàn không có cửa hàng vật lý. Có 3 mô hình kinh doanh trên sàn TMĐT B2C như sau:
(1) Mô hình “Nhập kho rồi bán”
(2) Mô hình Marketplace + Drop-shipping
(3) Mô hình Marketplace + Fulfillment
Tại Việt Nam, mô hình B2C được sử dụng rộng rãi trên các trang web thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon,… và nhiều nền tảng khác.
e-Com Enablers
e-Com Enabler là những agency hỗ trợ, xúc tiến, thực thi, phân phối hàng, quản lý đơn… giúp cho việc kinh doanh Online trở nên thuận tiện. e-Com Enabler sẽ tính phí và hoa hồng dựa trên các dịch vụ đó. Ngoài ra, e-Com Enabler đa chức năng hơn các nhà phân phối truyền thống, dưới đây là một số trách nhiệm mà một e-Com Enabler đảm nhận:
- Giúp thương hiệu đăng các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
- Enabler sẽ giúp thương hiệu vận hành hoạt động phân phối…
- Tư vấn các hoạt động Digital Marketing/ Digital Performance.
- Enabler giúp thương hiệu quản lý giá bán.
Nhà bán lẻ đa kênh (Omni-channel Retailers)
Kênh bán hàng trực tuyến của các nhà bán lẻ và siêu thị được gọi là Omni-channel Retailer, hoặc gọi tắt là e-Tail hay e-Retailer. Một số kênh Omni-channel Retailer bao gồm: Bách Hóa Xanh, Winmart, FPT Retail, Thế Giới Di Động…
Khi các thương hiệu muốn kinh doanh trực tuyến với các Omni-channel Retailer, họ phải tuân theo quy trình làm việc giống như khi hợp tác với siêu thị, tức là quản lý theo các Key Account của kênh Modern Trade (MT). Sản phẩm cần được đưa lên nhiều kênh và chương trình khuyến mãi cũng phải ưu tiên triển khai trên nhiều kênh.
Website thương mại điện tử (e-Commerce Brand Site)
Sàn TMĐT và Omni-channel Retailer có điểm chung là thương hiệu có thể tận dụng được nguồn traffic (lượng truy cập) của những khách hàng có nhu cầu mua hàng, họ truy cập vào sàn TMĐT hoặc đi vào điểm bán của Omni-channel Retailer. Ngược lại, đối với website e-Commerce của thương hiệu thì sẽ phải hoạt động độc lập và không tận dụng được nguồn traffic miễn phí từ sàn hoặc của Retailer.
Ưu điểm khi sở hữu website e-Commerce
- Thương hiệu sở hữu toàn bộ nội dung và danh mục sản phẩm
- Tự do về sản phẩm, chương trình mà không tốn chi phí sàn, chi phí trưng bày…
- Có sẵn uy tín, trải nghiệm thương hiệu, không bị cạnh tranh
- Sở hữu dữ liệu khách hàng giúp tối ưu chương trình
- Lợi nhuận thuần cao và bền vững nếu đầu tư đúng (vận hành, hệ thống công nghệ)
Thương mại xã hội (Social Commerce)
Một nhóm kênh e-Commerce khá quan trọng và nổi bật trong giai đoạn gần đây đó là Social Commerce, hay còn gọi là thương mại xã hội, có nghĩa là những hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trên những nền tảng mạng xã hội như: Tiktok Shop, Facebook,
Ví dụ: Ở thị trường Việt Nam, Facebook sử dụng khái niệm “Conversation Commerce” (thương mại giao tiếp), có nghĩa là Facebook khuyến khích là những người làm nội dung, những thương hiệu ở Việt Nam đăng nội dung và bán sản phẩm thông qua Fanpage, Click vào những quảng cáo, gửi tin nhắn vào Inbox của thương hiệu và từ đó giao dịch được diễn ra bên trong Inbox.
Aggregators / Quick Commerce (thương mại giao nhanh)
Aggregators được hiểu là các nền tảng trung gian tổng hợp thông tin, kết nối thương mại. Có 2 loại Aggregators là:
- Retail Aggregators là các nền tảng đi chợ hộ, mua sắm hộ như Grab Mart ở Việt Nam, Doordash ở nước ngoài. Một số công ty gọi kênh Retail Aggregators này là Quick Commerce, thương mại giao nhanh.
- Food Aggregators là các nền tảng mua thức ăn hộ, như Grab Food, Shopee Food,….
Sàn thương mại điện tử B2B (e-Commerce B2B Platform)
Sàn thương mại điện tử B2B không bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng mà tập trung vào việc cung cấp hàng hóa cho các trung gian phân phối, như nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, doanh nghiệp hoặc các tổ chức có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, phần lớn người mua trên các nền tảng này thường là nhà sỉ và nhà lẻ. Những thương hiệu nổi trội trong kênh e-Commerce B2B này gồm Telio, Vinshop và Ninja Mart, SaboMal….
Hãy để Fulfillment by Ubox giúp bạn
Nhập hàng tận xưởng
Doanh nghiệp của bạn có ý tưởng sản xuất và cần gia công theo thiết kế; hoặc bạn có mong muốn nhập hàng để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử, Fulfillment by Ubox có thể giúp giúp doanh nghiệp và các nhà bán hàng giảm chi phí giá vốn hàng hoá từ 5-15% với nhiều chính sách:
- Phí mua hàng chỉ từ 1%.
- Đặc cọc chỉ từ 20%.
- Phí vận chuyển từ Trung Quốc chỉ từ 6k/kg.
- Chi phí đàm phán 0 đồng.
Giải pháp Fulfillment – hoàn tất đơn hàng
Doanh nghiệp và các nhà bán hàng có thể mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần lo lắng về hậu cần như: quản lý vận hành kho, quản lý tồn kho sản phẩm, đóng gói và xử lý giao hàng, nhận tiền COD, quản lý đơn hàng, quản lý dữ liệu…
- 0 đồng chi phí đầu tư kho bãi và chi phí quản lý vận hành kho.
- 99.5% xử lý đơn đúng cam kết.
- 100% chính xác tồn kho.
- 100% đóng gói đúng LSA.
Hoàn tất đơn hàng quốc tế
Bạn có thể dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh sang một quốc gia khác chỉ bằng cách gửi hàng hóa của bạn đến trung tâm hoàn tất đơn hàng fulfillment quốc tế của Fulfillment by Ubox.
Với hệ thống của Fulfillment by Ubox, doanh nghiệp của bạn có thể cập nhật sản phẩm và đồng bộ đơn hàng của bạn trên các nền tảng TMĐT khác nhau một cách dễ dàng.
Dropshipping toàn cầu
Mô hình bán hàng thương mại điện tử linh động, dễ dàng bắt đầu và xoay vòng vốn nhanh. Bạn không mất thời gian trong khâu nhập và lưu trữ hàng. Bạn cũng sẽ không phải theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho cũng như kiểm kê và tính toán lượng hàng tồn.
Bạn có thể tham gia vào mạng lưới hàng chục nghìn nhà bán hàng Dropshipping của Fulfillment by Ubox và bán hàng ở bất kỳ đâu ngay bây giờ.
Thông tin hữu ích
Lễ ký kết hợp tác chiến lược sabomall
08/04/2024
Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi
Lễ ký kết hợp tác chiến lược sabomall
08/04/2024
Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi
Lễ ký kết hợp tác chiến lược sabomall
08/04/2024
Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi
Lễ ký kết hợpl
08/04/2024
Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi Test thôi